Chuyển đến nội dung chính

Triển lãm đã tổ chức

Triể n lãm đặ c bi ệ t
Ngàn năm Nước Nam - Triển lãm đặc biệt theo chủ đề về di vật văn hoá Việt Nam trong bộ sưu tập Bảo tàng Cung điện Quốc gia.
Việt Nam, một quốc gia láng giềng thịnh vượng với dân số gần 100 triệu người, dưới khung cảnh hiện đại hôm nay, nó đã từng ẩn giấu một mảnh quá khứ điêu tàn. Nằm giữa Đông Á và Nam Á, trên bờ biển của lục địa Đông Nam Á, địa chính trị đã làm cho vận mệnh đất nước này không ngừng thay đổi, nhưng nó cũng đã nuôi dưỡng một phong cách riêng. Đây là một Nước Nam vừa quen thuộc lại vừa xa lạ, tuy lịch sử có chút cay đắng, nhưng nó có một nền tảng thuần hậu, vững vàng và hoà nhã.

Triển lãm đặc biệt này chủ yếu được dựa trên sách, tài liệu cổ và cổ vật của Viện bảo tàng, theo chủ đề được chia thành ba mục: từ “Hình ảnh con người và đồ vật của đất nước ngàn năm cổ đại” , “Gốm sứ Đại Việt được ưa chuộng trên thế giới” đến “Ngoại giao linh hoạt của bán đảo rồng” để hiểu lại văn hóa, thành tựu nghệ thuật và bản sắc dân tộc Việt Nam trước thế kỷ 19.
Sự biến đổi của lãnh thổ và đa dạng của các nền văn hóa trong hàng nghìn năm không thể tách rời sự cạnh tranh và hợp tác giữa người Việt và tộc người Chăm trên vùng đất này, cũng như liên quan chặt chẽ đến sự giao lưu với các quốc gia xung quanh; tính thẩm mỹ độc đáo của nghề thủ công gốm sứ là sự thành thạo của người Việt đối với các kỹ thuật nung đúc quan trọng và cũng thể hiện được sự thưởng thức sau khi trải qua quá trình chọn lọc đa văn hoá. Vào thế kỷ 15 và 16, các cuộc cạnh tranh thương mại vô cùng nổi trội, trong khi người Việt xem xét thời thế, với dáng vẻ dẻo dai, họ luôn sử dụng cách khéo léo hoà giải để tạo ra không gian thuận lợi nhất cho mình. Qua các tài liệu của thế kỷ 14 đến 19, có thể thấy nước Nam với một bí mật đã tồn tại sừng sững hàng nghìn năm.

I. Hình ảnh con người và đồ vật của đất nước ngàn năm cổ đại
Việt Nam là một đất nước dài và hẹp, với đường bờ biển kéo dài gần 3.300 km. Trong quá trình lịch sử lâu đời, có rất nhiều quốc gia cổ đại, và các nhóm dân tộc chính từ Bắc xuống Nam, có thể được phân thành Việt, Chăm và Khmer. Dân tộc chủ yếu ở Việt Nam ngày nay là người Việt - là hậu duệ của tộc “Bách việt”, sống rải rác ở miền Nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam, có hình xăm, giỏi về nước, đúc được những chiếc trống đồng tinh xảo, sau này đã trở thành một biểu tượng văn hóa quan trọng của Việt Nam. Từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 10 sau Công nguyên, các triều đại Trung Quốc đã không tiếc công sức sát nhập nơi này vào lãnh thổ của họ, do đó để lại dấu vết của những ảnh hưởng văn hóa như quy chế pháp luật và nghề thủ công gốm sứ v.v…Dân tộc Chăm sống ở miền Trung Việt Nam, có quan hệ mật thiết với người Khmer và thế giới Mã Lai láng giềng, thời kỳ đầu, họ tin theo Ấn Độ giáo và Phật giáo, chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn minh Ấn Độ. Từ chiếc mũ linga lộng lẫy để lại từ thế kỷ thứ 10, có thể hình dung sự huy hoàng của Vương quốc Chămpa năm xưa, thời kỳ sau dần bị Hồi giáo hóa, diện mạo văn hóa cũng bắt đầu thay đổi. Hàng nghìn năm cạnh tranh và giao lưu song phương giữa Việt Nam và Chămpa, cũng như văn hoá ngoại lai đã phản ánh lên phong cách của vùng đất này, cùng nhau dệt nên nội hàm văn hóa phong phú và huy hoàng của Việt Nam ngày nay.

II. Gốm sứ Đại Việt được ưa chuộng trên thế giới
Trước thế kỷ 18, việc nung đồ sứ luôn ẩn chứa nhiều bí ẩn, và miền Bắc Việt Nam là một trong số ít các khu vực trên thế giới nắm được bí quyết làm gốm từ rất sớm. Kể từ cuối thế kỷ 14 của triều đại nhà Trần (1226-1400), gốm sứ Việt Nam đã được xuất khẩu sang Indonesia, Nhật Bản, Đài Loan và các nơi khác; vào thời Lê Sơ (1428-1527) và thời Mạc (1527-1592), Trung Quốc ở phía Bắc thực hiện lệnh cấm biển, gốm sứ Việt Nam nhanh chóng lấp đầy chỗ trống thị trường, mở rộng mạng lưới thương mại sang Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Tây Á và phía bắc Châu Phi, trong đó đảo Đông Nam Á là khách hàng quan trọng nhất. Vào thời điểm này, các khu vực sản xuất chính là Lò nung Chu Đậu ở Hải Dương ngày nay và Lò nung Thăng Long ở Hà Nội v.v... Đồ sứ trắng sơ nung thì đẹp mượt mà như ngọc; đồ sứ Thanh Hoa thì có nước men ôn hậu, khí chất tao nhã, loại lớn thì đoan trang cân đối, loại nhỏ lại vô cùng tinh xảo, trang trí hoa văn hoặc tinh xảo, hoặc vẽ truyền thần, tự do thoải mái. Rồi tráng một lớp men Thanh Hoa trộn lẫn với lớp tráng men màu đỏ xanh và vàng kim, tạo thành kiểu “Đấu Thái Việt Nam” phức tạp và rực rỡ, mang một vẻ đẹp mới mẻ và độc đáo.

III. Ngoại giao linh hoạt của bán đảo rồng
Người Việt thâm nhập khu vực phía đông của bán đảo Đông Nam Á, tương truyền là hậu duệ của Viêm Đế Thần Nông thị, con cháu rồng tiên Lạc Long Quân. Trải qua hàng nghìn năm, văn hóa cũng thuận theo sơn thuỷ tương liên mà thâm nhập vào đó, nhưng cũng gặp phải nguy cơ bị thôn tính hết lần này đến lần khác. Sau khi bị thống trị trong một nghìn năm, người Việt đã thành lập nhà Ngô vào năm 939 sau Công Nguyên. Kể từ đó, ở phía Bắc thì giáp Trung Quốc, ở phía Nam đối diện Chămpa, tình hình thế lực quốc tế có thể được nhìn thấy từ bản thảo quốc thư do Minh Thái Tổ viết vào cuối thế kỷ 14. Đặc biệt là trước sự ái mộ văn hóa và tinh thần cảnh giác của quân đội đối với các cường quốc phương Bắc, các tài liệu thế kỷ 18 - 19 trong bộ sưu tập cổ vật Cung điện nhà Thanh giống như một mô hình thu nhỏ, cho thấy Việt Nam, với sức mạnh quân sự ngoan cường và những phương pháp linh hoạt mềm mỏng, đã đối phó như thế nào với những vấn đề xung đột ngoại giao lớn nhỏ trong nhiều thế kỷ qua. Sự linh hoạt đã giúp cho nước Nam kiên nghị này trải qua những năm tháng thăng trầm, bao lần tươi đẹp trở lại trên bán đảo.
Exhibition information
  • Thời gian chương trình 2022-08-20~2022-11-20
  • Location 1F S101
Triều đại nhà Trần Việt Nam (1225-1400)
Việt sử lược - sách viết từ thời Càn Long nhà Thanh Văn Uyên Các Tứ Khố Toàn Thư, (tác giả khuyết danh)
Tên ban đầu của cuốn sách này là "Đại Việt sử lược", gồm 3 cuốn, do sử gia nhà Trần viết bằng chữ Hán, ghi lại các sự kiện lịch sử từ thời cổ đại của Việt Nam đến thời nhà Lý, cuối sách có đính kèm niên đại của triều đại nhà Trần. Đây là cuốn sách lịch sử Việt Nam sớm nhất còn tồn tại, một số ghi chép còn chi tiết hơn các sử sách sau này và có giá trị lịch sử lớn; có một số quan điểm về niên đại của cuốn sách, nhưng nhiều khả năng nó được viết những năm đầu của triều đại nhà Trần thời vua Thái Tông. Sau đó nó bị thất lạc ở Việt Nam, nhưng một phần của nó được truyền đến Trung Quốc vào thời nhà Minh, người nhà Thanh đã bổ sung hoàn thành ba cuốn và sưu tập trong Tứ Khố Toàn Thư. “Đại Việt” là tên quốc hiệu thực tế được sử dụng ở Việt Nam từ thời nhà Lý đến triều đại Tây Sơn trong gần một nghìn năm. Trên trang triển lãm của “quyển hạ”, có thể thấy quốc hiệu “An Nam”, được Trung Quốc sắc phong và sử dụng trong một thời gian dài, sự khác biệt về ý nghĩa giữa hai điều này phản ánh mối quan hệ quốc tế tế nhị ở Đông Á. “Quyển trung” có ghi lại việc triều Lý dời đô đến thành Đại La và đổi tên thành thành Thăng Long, là tiền thân của thành phố Hà Nội ngày nay.
thời nhà Lý Việt Nam (1010 -1225)
Bình có nắp tráng men màu vàng trắng với hoa văn hình cánh hoa sen.
Kể từ thời Đông Hán vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, do sự thống trị của Trung Quốc (còn gọi là thời kỳ Bắc thuộc) đem lại mối giao lưu thân thiết, ngành công nghiệp gốm sứ ở miền Bắc Việt Nam đã đồng loạt phát triển, và đã quen thuộc với việc sản xuất các loại sứ men xanh, sứ trắng. Song, dù hình thức nhìn chung có thể được liên kết với các sản phẩm cùng thời đại của Trung Quốc, nhưng các chi tiết lại thường mang phong cách địa phương. Sau khi nhà nước độc lập vào thế kỷ thứ 10, đồ gốm sứ sản xuất trong nước đã bộc lộ nhiều phẩm chất độc đáo hơn. Ví dụ, chiếc bình có nắp trang nhã này, sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau như chạm nổi, khắc và vẽ… để tạo ra một hình khối cánh sen kép và tinh tế trên mặt nắp và vai bình. Nhìn chung, người ta suy đoán rằng đây có thể là một ảnh hưởng văn hóa do tương tác với các quốc gia Ấn Độ hóa như Chămpa.
Vương triều thứ sáu của Chămpa Việt Nam (thế kỷ thứ 10)
Nắp chụp Linga
Linga, một diện mạo tượng trưng cho Shiva, một trong ba vị thần chính của Ấn Độ giáo, được tạo hình bởi hình tướng nam và thường được đặt trên lỗ thoát nước có hình vuông hoặc tròn – “yoni” thượng, hình tròn tượng trưng cho bộ phận sinh dục nữ. Lúc tế lễ thường lấy nước sạch hoặc sữa tưới lên Linga, sau đó nước hoặc sữa chảy ra từ lỗ thoát nước của Yogi. Nó có nguồn gốc từ sự sùng bái khả năng sinh sản, lấy hình thức trừu tượng, để miêu tả bản chất thuần khiết về sự vận hành của vũ trụ. So với Ấn Độ, nơi bắt nguồn của tín ngưỡng, thì nhiều bia ký, hình ảnh hoặc di vật về nghi lễ Linga vẫn còn ở rất nhiều di chỉ ở Chămpa. Có thể thấy qua bia ký của Chămpa, vua thường dùng kim loại bằng vàng quý để chế tạo nắp chụp Linga, phủ lên chiếc Linga bằng đá, điều đó như một sự thành tâm nhất hiến dâng lên thần linh. Tác phẩm này chủ yếu được chia thành phần thân là dùng bạc để chế tạo và đầu Shiva làm bằng vàng hổ phách, cả hai đều được rèn, kĩ thuật rất tinh xảo. Ngày nay có rất ít tác phẩm quý giá như vậy.
triều Lê Sơ Việt Nam (1428-1527)
Bình sứ Thanh Hoa mẫu đơn phượng hoàng
Thời Lê Sơ (1428-1527) và nhà Mạc (1527-1592), vừa đúng lúc nhà Minh thực hiện lệnh cấm biển, gốm sứ Việt Nam phát triển mạnh mẽ trước nhu cầu của thị trường thế giới, mở ra một thời kỳ huy hoàng, thậm chí còn xuất khẩu sang Tây Á, Bắc Phi. Một chiếc bình nặng nổi tiếng thế giới được sưu tầm tại viện bảo tàng hoàng cung Topkapi) ở Thổ Nhĩ Kỳ - chiếc bình Thiên Cầu có khắc chữ “Đại Hoà bát niên” (1450), phản ánh sự thành tựu xuất sắc của hàng thủ công mỹ nghệ sứ Thanh Hoa Việt Nam. Còn chiếc bình lớn này rất  tao nhã và trang trọng, với nước men chưa nung trang nhã, khắc họa hoa văn phượng bay và hoa văn mẫu đơn triền chi tỉ mỉ, cũng là một tác phẩm kinh điển hiếm có.
triều Lê Sơ Việt Nam (1428-1527)
Gốm trắng in hoa bát hoa cúc
  • Quốc Bảo
Chiếc bát sứ trắng được chế tạo tinh xảo này, có phần thân mỏng có thể xuyên thấu, họa tiết hoa cúc in chìm trong bát khá tỉ mỉ. Những tác phẩm tương tự không chỉ được phát hiện ở những con tàu bị chìm, mà còn có những tác phẩm có chữ “quan” được khai quật tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Điều hiếm thấy đó là, chiếc bát sứ này không chỉ là một số ít đồ sứ của Việt Nam trong bộ sưu tập cổ vật cung đình nhà Thanh, mà còn dựa theo những câu Ngự chế văn để lại dưới đáy đồ dùng có thể thấy rằng, người có con mắt thưởng thức như Hoàng đế Càn Long cũng đã từng nhầm lẫn, cho rằng loại tác phẩm này được nung vào thời đại nhà Minh, và ông đã khéo léo chọn ra một chiếc khay bằng ngọc bích cổ để thay thế và dùng làm dụng cụ pha trà.
Sư Tử chơi đùa vẽ màu Thanh Hoa, triều Lê sơ Việt Nam (1428-1527)
Lê Sơ dynasty, Vietnam
Dấu vết của sinh vật biển gắn dưới đáy đĩa cho thấy chiếc đĩa to này đáng lẽ phải được trục vớt từ một con tàu bị chìm. Nước biển đã làm mòn đi lớp men sáng và màu sắc sặc sỡ, nhưng những nét vẽ trôi chảy tao nhã và những màu đỏ và xanh còn sót lại của hoa văn Thanh Hoa, có thể hình dung ra hiệu ứng hình ảnh lộng lẫy bắt mắt ban đầu. Theo những phát hiện khảo cổ học gần đây, các lò nung ở trong và xung quanh Hoàng thành Thăng Long ở Hà Nội không chỉ sản xuất các tác phẩm chất lượng cao, bao gồm đồ sứ của triều đình, mà còn sản xuất các đồ gốm tráng men màu tinh xảo và lộng lẫy, cùng với lò nung Chu Đậu của tỉnh Hải Dương, đều là khu vực sản xuất gốm sứ xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam trong thời kỳ hoàng kim của thế kỷ 15 và 16.
Minh Thái Tổ ngự bỉ quyển (2)
Minh Thái Tổ chỉ dụ quốc vương Chămpa
Bức tranh chân dung này là một trong hàng chục cuốn ngự thư do Minh Thái Tổ của nhà Minh để lại, được viết bằng mực đỏ và mực đen, muốn chuyển lời phàn nàn đến Quốc vương Chămpa. Chẳng hạn như, những bức tượng được tặng trước đây và các vũ công không đạt tiêu chuẩn, và họ đã lợi dụng ưu thế địa lý để cắt xén cống phẩm của các quốc gia khác cho nhà Minh v.v... theo chi tiết khảo cứu của chuyên gia nghiên cứu, đây có thể là bản thảo của chiếu chỉ, phái Đổng Thiệu gửi đến Chămpa vào năm thứ 21 của Hồng Vũ (1388). Nội dung trong chiếu chỉ đó là sự phẫn nộ, cảnh cáo Quốc vương Chămpa là A da A Jhe (tiếng Việt gọi là Chế Bồng Nga) rằng ông “có kẻ thù là An Nam ở phía bắc, và có hiềm khích với Chân Lạp và Java ở phía nam”, và bây giờ lại đắc tội với nhà Minh, “Tất cả mọi hành động, đều sẽ để lại hậu hoạ cho con cháu đời sau.” Từ những lời này, có thể ngầm tiết lộ rằng các quốc gia lúc bấy giờ đang gây chiến với nhau, và lôi kéo nhà Minh - một quốc gia vĩ đại phương bắc, như một cách khống chế xung đột trong tình thế giảo quyệt ấy.
Bản chép tay Chu ti lan Nhà Thanh, thời Càn Long Điện Vũ Anh
Khâm định An Nam ký lược
  • Nhà Thanh Cao Tông biên soạn sắc lệnh
“Khâm định An Nam ký lược” nằm trong cuốn “Phương lược”, là một cuốn sách lịch sử do Bảo tàng Lịch sử Cung điện nhà Thanh dùng để sắp xếp thành từng quyển lưu trữ những vấn đề liên quan đến những cuộc chiến sự lớn. Cuốn sách này ghi lại một cuộc chiến tranh Thanh - Việt thời kỳ Càn Long. Nguyên nhân ban đầu là bắt nguồn từ cuộc Nội chiến ở Việt Nam, quân Tây Sơn nổi dậy và đánh bại nhà Hậu Lê - triều đại được nhà Thanh công nhận, và thành lập nên nhà Tây Sơn. Sau một vài chiến thắng trong những ngày đầu, quân Thanh đã bị đánh bại và bỏ chạy bởi quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ (còn được gọi là Nguyễn Văn Huệ, sau này đổi tên thành Nguyễn Quang Bình). Sự tương tác giữa hai bên sau chiến thắng và thất bại này có ý nghĩa rất quan trọng, triều đình nhà Thanh yêu cầu Nguyễn Huệ phải đích thân đến nhận tội ở Cửa Trấn Nam biên giới Trung - Việt, và như trên trang giấy triển lãm trưng bày, Nguyễn Huệ đã phái cháu nội của mình là Nguyễn Quang Hiển tiến hành một cuộc ngoại giao tuyệt vời để bình định các cuộc chiến tranh có thể phát sinh sau đó.
Nhà Thanh năm Gia Khánh thứ 4, ngày 10 tháng 5 (Triều Tây Sơn Việt Nam năm Cảnh Thịnh thứ 7)
An Nam viếng Vua Càn Long giấy thếp vàng
Nguyễn Quang Toản - vị vua của triều Tây Sơn được nhà Thanh chính thức công nhận, để chống lại thế lực của Nguyễn Phúc Ánh, người đã lập nên nhà Nguyễn sau này, ông đã phải chịu áp lực rất lớn trong việc sử dụng tiền bạc và lương thực của quân đội. Nghiên cứu chỉ ra rằng, ông một mặt ngấm ngầm hỗ trợ cướp biển, cướp phá bờ biển phía Đông Nam của nhà Thanh, mặt khác ông ra sức duy trì sự ổn định của quan hệ Việt - Trung. Vào năm Gia Khánh thứ 4 của nhà Thanh (1799), Thái Thượng Hoàng Càn Long băng hà, Nguyễn Quang Toản, người nhận được tin báo, đã chuẩn bị giấy thếp vàng, biểu văn và các cống phẩm để bày tỏ sự chia buồn của mình, và cố gắng hết sức để không phụ lòng thành của ông. Giấy thếp vàng được đóng thành sách bằng chỉ vàng, được đựng trong phong bao gấm thêu hoa kim ngân xanh. Bìa và các trang trong đều được vẽ bằng mực bạc, trang trí bằng hoa văn tiền và viền chữ Vạn, bên trong sơn màu, với hoa văn rồng mây năm móng, có đường nét hoa mỹ, chữ bên trong được viết bằng mực tàu ngay ngắn, kĩ thuật tổng thể lộng lẫy và ấn tượng.
Nhà Thanh năm Đạo Quang thứ 14, ngày 6 tháng 8 chuẩn bị tấu chương
Tấu trình về việc quan sai nước Việt Nam hộ tống thuyền biện binh gặp phải gió bão về Quảng Đông
  • Lô Khôn và bản sao ghi chép các tấu sớ
Từ tài liệu của triều Thanh, có thể thấy rằng Trung Quốc và Việt Nam có một hình thức tương tác đặc biệt khác - cứu nạn trên biển. Các tàu của quan và dân từ Phúc Kiến và Quảng Đông thường trôi dạt đến Việt Nam sau khi gặp mưa bão, và ngược lại, vì vậy hai bên đã xây dựng mô hình cố định như viện trợ lẫn nhau. Đối với phía Trung Quốc, việc Việt Nam chu đáo chăm sóc những người bị đắm tàu thể hiện sự ổn định trong quan hệ giữa hai bên; đối với phía Việt Nam, việc hộ tống quan binh bị nạn trở về Trung Quốc là một cơ hội giao thương lớn. Tác phẩm tấu sớ này là một ví dụ về tình huống mà các quan binh Quảng Đông gặp nạn và trôi dạt đến Thanh Hóa, Việt Nam vào năm Đạo Quang thứ 14.
 
Điều đáng nói là vào tháng 10 năm sau, Thái Đình Lan, quê ở Bành Hồ, cũng bị đắm tàu khi trở về nhà bằng thuyền từ Kim Môn trôi dạt đến tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam. Ông từ chối ý tốt của phía Việt Nam là được hộ tống bằng tàu chính thức, và khăng khăng đòi trở về Phúc Kiến từ Việt Nam bằng đường bộ trong 4 tháng. Ông đã viết “Hải Nam tạp trứ” về những gì ông đã thấy và nghe trên đường đi, lưu lại những phong tục của Việt Nam trong mắt người Đài Loan dưới thời nhà Thanh, và nó cũng đã trở thành một văn bản quý giá về sự giao lưu giữa Đài Loan và Việt Nam.
TOP