Chuyển đến nội dung chính
menu

Giao lưu và thúc đẩy

Phân viện Cố Cung phía Nam là “Viện Bảo Tàng Văn Hóa Nghệ Thuật Á Châu” cấp quốc tế. Từ khi thành lập cho đến nay, tất cả các công tác như triển lãm, nghiên cứu, lưu giữ cổ vật, thúc đẩy giáo dục v.v… đều tích cực giao lưu và hợp tác với các viện bảo tàng cấp thế giới khác. Hy vọng có thể bắt kịp nhịp phát triển hiện đại, đem đến cho người dân vùng Trung Nam Đài Loan cũng như toàn thể du khách một tầm nhìn văn hóa mới mẻ và đa chiều.

Hợp tác triển lãm

Trong 10 sự kiện triển lãm lớn chào mừng phân viện phía Nam thành lập, “Triển lãm đặc biệt về gốm sứ Celadon, triều đại Goryeo” Và “Vượt ngàn trùng khơi – Triển lãm gốm sứ Imari Nhật Bản” Đều là hai sự kiện triển lãm theo mô hình mượn hiện vật triển lãm từ bạn bè quốc tế. Theo đó, Viện bảo tàng mỹ thuật gốm sứ Đông Á Osaka (Nhật Bản) đã hào phóng cho mượn 175 tác phẩm và 161 văn vật. Thời gian triển lãm kéo dài tới đầu và cuối năm 2018.

Triển lãm đặc biệt về gốm xanh ngọc Celadon, triều

Triển lãm đặc biệt về gốm xanh ngọc Celadon, triều đại Goryeo

Vượt ngàn trùng khơi – Triển lãm gốm sứ Imari Nhật

Vượt ngàn trùng khơi – Triển lãm gốm sứ Imari Nhật Bản

Từ ngày 12/10/2016 đến ngày 5/3/2017, Cố Cung phía Nam đã mở “Triển lãm tinh hoa mỹ thuật Nhật Bản – Kiệt tác tiêu biểu của Viện Bảo tàng Quốc Gia Tokyo và Viện Bảo tàng Quốc Gia Kyushu”. Đây là triển lãm tầm cỡ quốc tế quan trọng đầu tiên được Viện tổ chức sau khi thành lập. Trong số 151 tác phẩm triển lãm, có tới 68 kiệt tác là quốc báu của Nhật Bản, hàm chứa giá trị văn hóa và mỹ thuật vô giá. Đây là triển lãm có quy mô hoành tráng nhất cùng chất lượng đỉnh cao nhất của Nhật Bản tại nước ngoài. Đồng thời, đây cũng là triển lãm mỹ thuật Nhật Bản lớn nhất của Đài Loan từ trước đến nay về cả quy mô, tầm cỡ và chất lượng tổ chức. Giới thiệu của triển lãm

Triển lãm tinh hoa mỹ thuật Nhật Bản

Triển lãm tinh hoa mỹ thuật Nhật Bản – Kiệt tác tiêu biểu của Viện Bảo tàng Quốc Gia Tokyo và Viện Bảo tàng Quốc Gia Kyushu

Vào ngày 3/7/2017, Cố Cung phía Nam đã chính thức ký kết hợp tác với Viện Bảo tàng nghệ thuật Á Châu San Francisco (Mỹ). Đây là Viện bảo tàng lớn nhất nước Mỹ về chủ đề “Nghệ thuật Á Châu”, lưu trữ các hiện vật có niên đại bảo tồn xuyên suốt 6000 năm về trước với số lượng lớn các kiệt tác quý hiếm. Năm 2016, phân viện Cố Cung phía Nam đã tới đây mở triển lãm “Gu thẩm mỹ của giới đế vương – Tác phẩm tuyển chọn của Viện Bảo tàng quốc gia Cố Cung”. Và để hồi đáp lại, Viện Bảo tàng nghệ thuật Á Châu San Francisco đã quyết định sẽ lựa chọn những tác phẩm cổ vật quan trọng để mở triển lãm tại Cố Cung phía Nam vào cuối năm 2018 nhằm phục vụ du khách Đài Loan.

Giao lưu học thuật & thúc đẩy giáo dục

Giáo sư Manguin – Học viện Viễn Đông (Pháp) thuyết

Giáo sư Manguin – Học viện Viễn Đông (Pháp) thuyết trình Cố vấn bộ phận Bình đẳng văn hóa vô chướng ngại dành cho đối tượng ưu tiên

Viện bảo tàng từ lâu đã có mối quan hệ hợp tác và giao lưu với Học viện Viễn Đông (Pháp). Theo đó, mỗi năm Viện đều mời các chuyên gia, học giả về lĩnh vực khảo cổ, lịch sử v.v…tới Đài Loan thuyết trình các nội dung liên quan tới khảo cổ, nghệ thuật của Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á. Bên cạnh đó, Viện cũng cử nhân viên tới học viện trau dồi kiến thức, khảo sát học thuật, thu hoạch được nhiều thành quả nổi bật. Giáo sư Pierre-Yves Manguin và giáo sư Paola CALANCA của học viện Viễn Đông khi tới Đài Loan đã chia sẻ kết quả của hai đề tài quan trọng, bao gồm: “Nghiên cứu về phát minh hàng hải Nam Bắc giữa Nam Hải” và “Thông qua tác phẩm khắc trên vách đá nghiên cứu vận mệnh lãnh hải của Hạ Môn – Từ tác phẩm khắc đá của Vương Đắc Lộc”.

Viện Bảo tàng V&A (Anh)

Viện Bảo tàng V&A (Anh) - Barry Ginley cùng các chuyên gia tham quan thiết bị dành cho đối tượng ưu tiên của phân viện Cố Cung phía Nam.

Giám đốc Viện Bảo tàng Quai Branly (Pháp)

Giám đốc Viện Bảo tàng Quai Branly (Pháp) - Stéphane Martin thuyết trình

Ngày 22/9/2016, Viện đã mời Giám đốc Jane Samuels và cố vấn Barry Ginley của bộ phận Bình đẳng văn hóa vô chướng ngại (dành cho đối tượng ưu tiên - người khuyết tật…) thuộc Viện Bảo Tàng Lịch Sử Tự Nhiên Anh Quốc cùng các chuyên gia từ Viện Bảo Tàng Lịch Sử Đài Loan, Viện Bảo Tàng Khảo Cổ Học Shisanhang thành phố Tân Bắc tới tham quan cơ sở hạ tầng dành cho đối tượng ưu tiên của Cố Cung phía Nam, đồng thời tổ chức tọa đàm giao lưu với nội dung liên quan.

Phối hợp với “Triển lãm tinh hoa mỹ thuật Nhật Bản – Kiệt tác tiêu biểu của Viện Bảo tàng Quốc Gia Tokyo và Viện Bảo tàng Quốc Gia Kyushu”, Viện đã mời lãnh đạo Viện bảo tàng quốc gia Kyushu – ông KuSui Takashi thuyết trình về “Nghệ thuật điêu khắc phật giáo Nhật Bản”. Đồng thời cũng đã mời giáo sư Itakura Masaaki- Trường Đại Học Tokyo diễn thuyết về đề tài “Báu vật của Higashiyama & họa sỹ tranh thủy mặc Sesshu Toyo”, nhận được phản hồi tích cực của khán giả.

Giáo sư Itakura Masaaki- Trường Đại Học Tokyo thuyết trình

Giáo sư Itakura Masaaki- Trường Đại Học Tokyo thuyết trình

Khóa huấn luyện chuyên môn phục vụ du khách cao tuổi - năm 2017

Khóa huấn luyện chuyên môn phục vụ du khách cao tuổi - năm 2017

Vào tháng 9/2017, giáo sư ChangQing của Crow Collection of Asian Art (Mỹ) đã tới phân viện Cố Cung phía Nam thuyết trình đề tài “Sự chuyển hình của nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc sau đời Tống”.

Vào tháng 9/2017, phân viện Cố Cung phía Nam hợp tác với Trường đại học nghệ thuật Đài Nam và Cục du lịch văn hóa huyện Gia Nghĩa, mời chuyên gia giáo dục Viện bảo tàng Mỹ thuật Boston (Mỹ) – Hannah Goodwin và chuyên gia giáo dục giàu thâm niên của Viện bảo tàng Metropolitan (Mỹ) – Rebecca McGinnis tới Đài Loan đảm nhận vai trò giảng viên của “Khóa huấn luyện chuyên môn phục vụ du khách cao tuổi”. Nội dung thuyết giảng bao gồm “Lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động giáo dục nghệ thuật dành cho khán giả cao niên”, “Chia sẻ kinh nghiệm về dự án các hoạt động giáo dục dành cho khán giả đặc biệt – điển hình là người cao tuổi và người khiếm thị” v.v…

Trong tương lai, phân viện Cố Cung phía Nam sẽ tiếp tục phát triển theo tôn chỉ “thúc đẩy văn hóa đa chiều của Á Châu”, nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế để mang tới cho du khách thêm nhiều nội dung triển lãm mang chiều sâu giáo dục.

TOP