Chuyển đến nội dung chính
menu

Giới thiệu Phân viện phía nam

Tổ chức và sứ mệnh

Nhằm cân bằng tài nguyên văn hóa giữa hai miền Nam Bắc, đồng thời thúc đẩy sự phát triển văn hóa, giáo dục, xã hội, kinh tế của miền trung nam Đài Loan, vào ngày 15/12/2004, Viện Hành Chính đã ra quyết định thành lập Phân viện phía Nam của Viện Bảo Tàng Quốc Gia Cố Cung tại thành phố Thái Bảo (Taibao city), huyện Gia Nghĩa. Phân viện phía Nam mang sứ mệnh là “Viện Bảo Tàng Văn Hóa – Nghệ Thuật Á Châu”.

Phân viện Cố Cung phía Bắc và Cố Cung Phía Nam có địa vị ngang nhau, cùng nhau hợp tác và phát triển, hy vọng trong tương lai trở thành hai thủ phủ văn hóa hàng đầu Đài Loan, hướng tới giá trị văn hóa – nghệ thuật bền vững.

Kiến trúc và Cảnh quan

A.

Kiến trúc viện bảo tàng

Tổng diện tích của phân viện phía Nam là 70 hecta, trong đó khu viện bảo tàng rộng 20 hecta, khu khuôn viên 50 hecta. Kiến trúc của Viện do kiến trúc sư nổi tiếng Dao Nhân Hỷ (Kris Yao) thiết kế. Ý tưởng thiết kế của ông dựa theo ba thủ pháp của nghệ thuật tranh thủy mặc truyền thống, bao gồm “Nùng mặc” (nét mực đậm – thực thể), “Phi bạch” (hư thể) và “Tuyển nhiễm” (chấm đẫm mực –xen kẽ giữa thực thể và hư thể). Từ đó tạo nên một tổng thể kiến trúc hài hòa giữa thực thể và hư thể, toát lên vẻ trầm mặc và đầy bí ẩn như một tác phẩm thư pháp.

Kiến trúc viện bảo tàng

Công trình với lối thủ pháp thực thể – “Tòa nhà Moyun” (Mặc Vận Lầu), là nơi tổ chức triển lãm và kho lưu trữ cổ vật, tài liệu văn hóa – lịch sử. Công trình với lối thủ pháp hư thể – “Tòa nhà Feibai” (Phi Bạch Lầu), bao gồm đại sảnh tiếp đón khách, không gian giáo dục của bảo tàng, không gian ẩm thực, gian hàng quà lưu niệm …v…v. Lối đi chính của bảo tàng bắt đầu từ hai phía của cây cầu ngắm cảnh Zhimei (Cầu Chí Mỹ). Cây cầu hình vòng cung theo lối thủ pháp “tuyển nhiễm”, đan xen và kết nối hai công trình thực thể & hư thể. Bên cạnh đó, ba lối thiết kế này đồng thời tượng trưng cho ba nền văn minh cổ là Trung Hoa, Ấn Độ và Ba Tư. Nhờ sự giao thoa của ba nền văn minh này mà văn hóa –nghệ thuật Á Châu mới có thể phát triển đa dạng và rực rỡ như ngày hôm nay.

Về Kết cấu và cơ sở hạ tầng của Viện bảo tàng thì ở tất cả các hạng mục như chống động đất, chống ngập lụt, bảo vệ môi trường, an toàn, phòng chống thiên tai-thảm họa, áp dụng công nghệ thông minh, tiện lợi, thoải mái …đều được thiết kế theo tiêu chuẩn cao nhất. Hệ thống cách ly động đất với 210 thiết bị “con nhún” sẽ phát huy hiệu quả chống rung chấn. Thiết kế chống ngập lụt với sàn tầng một cao 11M, cao hơn mực nước trong vòng 200 năm qua của suối Puzi. Công trình này đã vinh dự đạt chứng nhận kim cương về Kiến trúc Xanh và chứng nhận về công trình kiến trúc thông minh.

B.

Cầu Zhimei

Cầu Zhimei

Cầu Zhimei là cây cầu ngắm cảnh vắt qua hồ Zhishan phía dưới. Cầu thấp, có hình vòng cung, nhìn như một chiếc cầu vồng nổi lên từ mặt nước, toát lên vẻ đẹp hết sức bình yên và lãng mạn. Cầu rộng khoảng 142 cm, có thiết kế chống nước dưới đáy hồ để tránh trụ cầu bị lún nước. Với kết cấu móng trụ cầu chống lún, sử dụng kết cấu sàn thép vượt nhịp lớn, thân cầu thì xây dựng theo nguyên tắc thiết kế tránh giãn nở. Kết cấu chống đỡ lực tập trung tại các dầm cong và sườn đỡ giữa trụ cầu chính và mặt cầu hình chữ S. 25 sườn đỡ với chiều dài và góc độ khác nhau sắp xếp theo độ cong của mặt cầu, vậy nên khi nhìn ngắm tạo cho người ta hiệu ứng thị giác với góc nhìn như đang được chuyển động nhịp nhàng.

Để hệ thống sườn đỡ nổi bật hơn cộng với vấn đề thoát nước của sàn chống nắng, ở giữa cầu thiết kế khe co dãn. Du khách có thể qua lại hai bên phải trái hoặc đứng nghỉ ngắm cảnh hồ Zhishan. Mặt cầu thiết kế hơi nghiêng về hướng Nam, hai đầu cầu chênh lệch nhau khoảng 1 cm, tạo cảm giác cả cây cầu như đang bay bổng nhẹ nhàng trên mặt nước.

C.

Cảnh quan khuôn viên

Cảnh quan khuôn viên

Cảnh quan khuôn viên đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, thể dục thể thao của người dân, đồng thời phát huy chức năng chống ngập lụt và bảo tồn sinh thái tự nhiên. Toàn khu khuôn viên được thông xuyên suốt bởi một đường nhỏ bao quanh. Đây cũng là con đường ngắm cảnh khuôn viên vô cùng xanh mát và thông thoáng. Men theo đường ngắm cảnh, các công trình cảnh quan cũng được xây dựng hoàn chỉnh, bao gồm: vườn hoa dưới nước, vườn hoa nhiệt đới, vườn hoa Qingdian…Bên cạnh đó, tùy theo điều kiện địa hình, xây dựng thêm đài phun nước, chòi nghỉ ngơi ngắm cảnh, đường đi dạo .v.v… Ngoài ra, còn có một số điểm ngắm cảnh với góc nhìn đẹp như Bia đá kỷ niệm xây dựng Cố Cung phía Nam nằm tại cửa vào phía Nam, đồi nghệ thuật, sân khấu nhạc nước, đài ngắm cảnh …

TOP