Chuyển đến nội dung chính

Triển lãm đã tổ chức

Triể n lãmth ư ờ ng xuy ên
Tiếng lành đồn xa - Triển lãm văn hóa trà châu Á
Thưởng trà, là cuộc sống, là thời trang, là nghệ thuật, là văn hóa, và cũng là ngôn ngữ giao tiếp giữa những người ẩm trà. Quê hương của trà là Trung Quốc, từ cổ xưa phát triển đến ngày nay, đã từ một thức uống giải khát, qua kỹ thuật sao đun ở thời Đường - Tống, đến pha hãm thưởng thức dưới đời Thanh; cùng với sự thay đổi của phương pháp chế biến lá trà, việc sử dụng trà cụ và cách thức ẩm trà cũng thay đổi theo. Tập tục uống trà trong triều đại nhà Hán đã thông qua sự truyền bá của các sứ thần và nhà buôn, du nhập vào đời sống của người Mông Cổ và Tây Tạng, nhu cầu về trà ngày càng gia tăng, và con đường giao dịch Trà-Ngựa đã được hình thành, phát triển nên các phương pháp và dụng cụ uống trà của các bộ tộc du mục.
 
Thời kỳ nhà Đường và nhà Tống, việc thưởng trà đã được đưa từ Trung Quốc sang Nhật Bản, thông qua các sứ giả đi sứ nhà Đường, nhà sư và thương nhân Nhật Bản, rồi hòa nhập cùng tinh thần văn hóa và nghi thức trà tại bản địa, để phát triển thành một nghi thức trà đạo nghiêm ngặt của Nhật Bản. Vào cuối đời nhà Minh, các tăng lữ người Phúc Kiến đã mang phương pháp uống trà kiểu Mân Nam và trà cụ Nghi Hưng sang, kết hợp với cách ẩm trà và đồ trà vào đó, kết hợp với các phương pháp uống trà của Nhật Bản mà các văn nhân có nói đến ở Nhật Bản, hình thành nên "Nghi lễ Sencha” (tiễn trà).
 
Vào thời kỳ cuối Minh đầu Thanh, thói quen uống trà cũng theo dấu chân của những người nhập cư từ bờ biển phía đông nam Trung Quốc, lan truyền sang Đông Nam Á và Đài Loan. Đài Loan không chỉ tiếp tục truyền thống uống trà "Trà Gongfu" của khu vực Phúc Kiến-Quảng Đông, mà phát triển đến nay còn đưa ẩm trà trở thành một lĩnh vực nghệ thuật. Theo ghi chép trong “Chư La Huyện Chí”, ở miền Trung và miền Nam Đài Loan có những cây trà mọc dại, cho thấy khu vực Đài Loan phù hợp để trồng trà. Các thương nhân buôn trà đã đưa các giống trà và phương pháp chế biến từ khu vực Mân Nam sang, và không ngừng cải tiến, cuối cùng đến năm 1980 đã phát triển ra trà núi cao, chủ yếu phân bố ở vùng núi miền Trung Nam bộ.
 
Triển lãm căn cứ vào bối cảnh trên để chia thành ba đơn vị: "Quê trà - Văn hóa trà Trung Hoa", "Trà đạo - Văn hóa trà Nhật Bản" và "Trà thú - Trà Gongfu Đài Loan”, trưng bàycác văn vật có liên quan đến văn hóa trà mà bảo tàng sưu tập, thể hiện các phong cách và văn hóa thưởng trà độc đáo của từng nơi; thông qua các không gian “trà liêu” thời Minh, “trà thất” của Nhật Bản và bàn trà hiện nay để vừa tạo nên những không khí ẩm trà khác nhau,dẫn dắt người xem tìm hiểu về sự lan truyền và giao lưu của văn hóa trà ở châu Á, cũng như cách thức để phát triển nên những kiểu văn hóa trà mang đặc trưng riêng mà lại có sự giao hòa, không tương khắc.
Exhibition information
  • Thời gian chương trình Triể n lãmth ư ờ ng xuy ên
  • Location 2F S202
Thế kỷ16 thời đại Triều Tiên Hàn Quốc
Bát uống trà Jing Hu 
  • Cao 8.1cm đường kính miệng 16.5cm
Toàn mẫu vật được phủ men dày, có màu quả tì bà, một vài chỗ ở miệng bát có dính men, bề mặt men đầy những hoa văn rạn như những mảnh vỡ nhỏ, trôn bát lộ ra phần gốm mộc, xung quanh  đáy bát phần gốm mộc có vết nứt và dấu tích co rút, tích đọng lại của men(tiếng Nhật gọi là da men hoa mai) đây là nét điển hình của loại bát uống trà dobori này. Theo phỏng đoán, nơi sản xuất ra loại bát uống trà này là thời đại triều Lý(thế kỷ16)ở miền nam bán đảo Triều Tiên(Gyeongsang- namdo)nung chế. Vốn là vật dụng thường ngày của những lò gốm dân dã làm thành, sau khi truyền vào Nhật Bản thì được dùng làm bát uống trà. Sau thời kỳ Đào Sơn, được người thưởng thức trà đặc biệt yêu thích, vào thời điểm ấy được gọi là bát uống trà quý phẩm.
TOP