Chuyển đến nội dung chính

Bộ sưu tập

Ấm sứ xanh hình quả bầu cẩn khảm hoa cúc 
Thế kỷ 13 thời đại Cao Ly
Ấm sứ xanh hình quả bầu cẩn khảm hoa cúc 
  • Cao 29.5 cm、đường kính 19.0cm
Sứ xanh Cao Ly trên cơ sở màu ngọc, ngoài việc phát triển thành đồ sứ xanh có cẩn khảm mang tính độc đáo của Cao Ly ra lại tiến thêm một bước là kết hợp với các kỹ thuật trang trí, để thỏa mãn nhu cầu cảm quan về sự đa biến và lộng lẫy của thị giác. Những vật thường thấy như ly tách, tách bộ uống trà, bình , bình mai, ấm tích..., dùng thủ pháp trạm khắc để có tạo hình bề ngoài hình quả dưa, quả bầu, hoa...rồi trên bề mặt của sứ xanh dùng kỹ thuật cẩn khảm trám vào đất sét trắng hoặc đất sét nâu đỏ, sau khi nung với nhiệt độ cao hình thành những hoa văn màu trắng và màu đen rõ rệt đối lập nhau. 

Trang trí hoa văn cúc trong sứ xanh Cao Ly rất thịnh hành, chủ yếu là do ảnh hưởng về hiểu biết và nhận thức đối với hình tượng của nhà thơ Trung Quốc đời Đông Tấn (sinh năm 365-427) Đào Uyên Minh của giới văn sĩ, giới quý tộc Cao Ly,. Từ cuối thế kỷ thứ 8 ở bán đảo Triều Tiên quyển  “Chiêu Minh Văn Tuyển” là một trong những nội dung chủ yếu được đưa vào thi cử, tính tượng trưng của hoa cúc và hình tượng của Đào Uyên Minh cùng lúc du nhập vào bán đảo Triều Tiên. Cuối thế kỷ thứ 9 từng có người đến nước Đường du học, đó là văn sĩ Thúc Chí Viễn (857-951) ông được đời sau gọi là “Bản thủy văn chương phương đông(chỉ bán đảo Triều Tiên)”, trong đó tác phẩm “Quế Uyển Bút Canh” đã để lại những ghi chép thơ văn có liên qua đến Đào Uyên Minh, điều này có ảnh hưởng sâu sắc đến hậu thế.

Chiếc ấm hình hồ lô này có miệng nhỏ, thắt eo, đáy bằng, chân nằm phẳng, nắp có đính đá quý, tay cầm uốn cong, cao hơn so với eo ấm, đoạn đầu và cuối tay cầm được nối liền với phía trên chỗ thắt eo và bụng ấm , tay cầm được in hoa, chỗ đoạn trước của tay cầm và thân ấm gắn với nhau có một nút thắt hình dây leo, vòi ấm uốn cong hướng ra ngoài, cao bằng với tay cầm, toàn thân ấm từ cổ trở xuống được chia làm tám mặt bởi các đường sống nổi, mỗi mặt từ eo đổ xuống lại được chia làm hai mặt bởi các đường rãnh. Thân ấm được trang trí bằng kỹ thuật cẩn khảm, cổ ấm được trang trí bằng vòng tròn rỗng tâm dạng chuỗi và hoa văn cánh sen cách điệu, hai hoa văn này được phân cách bởi hoa văn vạch chỉ, còn hoa văn vòng tròn đặc tâm dạng chuỗi nằm trong cánh sen cách điệu lại được nối với điểm gờ, các mặt khác của cổ và vai ấm đều được dùng màu đen trắng để cẩn khảm hoa cúc cành uốn lượn, cánh hoa cụp vào, đã nở hoặc còn chớm nụ,  độ khép hở rất ăn ý, hầu như không có chố trống, phía dưới bụng ấm có hoa văn cánh sen đúp được phân cách bởi hoa văn đường kẻ chỉ và hoa cúc cành uốn lượn, chỗ phình ra của vòi ấm có hình đắp nổi của lá cây với gân lá được khắc chìm. Màu men mịn màng , hoa văn sắc nét, phần chân ấm nước men hơi mỏng, để lộ phần ruột gốm màu nâu, phần đáy có dấu vết của ba cây đinh.
TOP